BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN LÀ GÌ ?

19/06/2023
Việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành. Trên thế giới, các ngân hàng đầu tư thường là những tổ chức đứng ra làm bảo lãnh phát hành.

Việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành. Trên thế giới, các ngân hàng đầu tư thường là những tổ chức đứng ra làm bảo lãnh phát hành.

Theo luật chứng khoán và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật chứng khoán: “Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành phân phối chứng khoán ra công chúng.” Tổ chức bảo lãnh phát hành là công ty chứng khoán được phép hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán và ngân hàng thương mại được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận bảo lãnh phát hành trái phiếu theo điều kiện do Bộ Tài chính quy định.

(Nguồn: Ảnh mạng) 

Như vậy 2 khái niệm trên cho ta thấy, việc bảo lãnh phát hành chứng khoán là một hoạt động rủi ro cao và đòi hỏi tổ chức bảo lãnh cần có nghiệp vụ chuyên môn riêng và phải là những nhà đầu tư mạo hiểm. Nhưng hiện tại ở Việt Nam, các ngân hàng thương mại đang phải gánh cho mình quá nhiều chức năng, nhiệm vụ, khi một hoạt động mạo hiểm như bảo lãnh phát hành chứng khoán cũng có sự tham gia của ngân hàng thương mại mà hoạt động chính của nó là tạo tiền với rất ít rủi ro.

Theo luật , một công ty muốn phát hành chứng khoán ra công chúng cần đi tìm một tổ chức bảo lãnh phát hành và thảo luận với họ về các điều khoản. Đối với các công ty nhỏ, công ty cần đi tìm ngân hàng bảo lãnh để thảo luận; nhưng với các công ty lớn thì các ngân hàng đầu tư tranh nhau bảo lãnh phát hành. Tại sao lại có sự phân biệt của một tổ chức phát hành với quy mô của công ty? Rất đơn giản,Tổ chức bảo lãnh là người chịu trách nhiệm mua hoặc chào bán chứng khoán của một công ty phát hành nhằm thực hiện việc phân phối chứng khoán để hưởng hoa hồng (Phí bảo lãnh hoặc hoa hồng bảo lãnh cao hay thấp là tuỳ thuộc vào tính chất của đợt phát hành lớn hay nhỏ, thuận lợi hay khó khăn).

(Nguồn: Ảnh mạng)

Như vậy đối với các công ty lớn việc phát hành chứng khoán ra công chúng là một món “hời” cho các tổ chức bảo lãnh khi rủi ro phát hành thấp nhưng hưởng hoa hồng lại lớn( chi phí phát hành thông thường bằng 10% quy mô phát hành) và các công ty nhỏ thì ngược lại. Do đó đối với các công ty nhỏ có được một tổ chức đứng ra bảo lãnh phát hành là một điều may mắn, còn đối với các công ty lớn số lượng chứng khoán phát hành có thể vượt quá khả năng của một tổ chức bảo lãnh thì cần phải có một tổ hợp bảo lãnh phát hành, bao gồm một hoặc một tổ chức bảo lãnh chính và một số tổ chức bảo lãnh phát hành thành viên.

 



Zalo