Khai mở cơ chế vốn và con đường IPO cho doanh nghiệp

15/06/2024
Ngày 14/5, Hội nghị CNE với chủ đề “Khát vọng quốc gia - Diễn đàn cơ chế vốn và con đường IPO” do Công ty cổ phần Quốc tế MOCAFUND đồng tổ chức cùng Viện sáng tạo và chuyển đổi số (VIDTI), Big Invest Group, Hopono, dưới sự bảo trợ của Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) đã diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh.

Ngày 14/5, Hội nghị CNE với chủ đề “Khát vọng quốc gia - Diễn đàn cơ chế vốn và con đường IPO” do Công ty cổ phần Quốc tế MOCAFUND đồng tổ chức cùng Viện sáng tạo và chuyển đổi số (VIDTI), Big Invest Group, Hopono, dưới sự bảo trợ của Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) đã diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh.

Trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam đang liên tục phấn đấu để trở thành một công ty đại chúng, việc áp dụng cơ chế vốn để thu hút đầu tư đã trở thành một chiến lược phổ biến trong cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu. Mô hình này còn khá mới với nhiều chủ doanh nghiệp nhưng lại không còn xa lạ với các tập đoàn lớn thành công tại Việt Nam.

Sự kiện về cơ chế vốn này diễn ra nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận các nhà đầu tư, quỹ đầu tư và tổ chức tài chính uy tín, cung cấp các chiến lược và phương pháp huy động vốn giúp doanh nghiệp có đủ nguồn lực để mở rộng quy mô và phát triển bền vững.

Bà Kiều Thị Thành - Chủ tịch HĐQT Công ty MOCAFUND, nhận định: “Để IPO, các doanh nghiệp cần nâng cao kiến thức và kỹ năng về xây dựng lộ trình tài chính, tận dụng mọi cơ hội học hỏi và tiếp cận nguồn vốn hiệu quả".

Trong khuôn khổ sự kiện, các doanh nghiệp cũng được các chuyên gia chia sẻ và giải đáp các thắc mắc về quá trình IPO như chuẩn bị hồ sơ, định giá, chiến lược quảng bá và bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp.

“Nền kinh tế có sự tăng trưởng về số học, nhưng doanh nghiệp phá sản nhiều, lao động mất việc tăng, cửa hàng bán lẻ gặp khó khăn. Tuy nhiên, việc cân đối vĩ mô thuận lợi hơn cho thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp có cơ hội cho kế hoạch thực hiện IPO” - TS. Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh.
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, năm 2024, quy mô GDP của Việt Nam được IMF dự báo đạt khoảng 465,8 tỷ USD, xếp thứ 5 trong khu vực, sau các quốc gia như Indonesia (1,47 nghìn tỷ USD), Thái Lan (548,89 tỷ USD), Singapore (525,22 tỷ USD) và Philippines (471,5 tỷ USD). Nếu xét trên toàn thế giới, thứ hạng quy mô kinh tế của Việt Nam năm 2024 sẽ tăng thêm 1 bậc, ở vị trí thứ 34. Tuy nhiên, GDP bình quân đầu người (per capita) 2023: $4.284, thuộc nhóm quốc gia rất thấp trên thế giới.

Khác với những nguyên tắc sẵn có và có phần lỗi thời trong các chiến lược kinh doanh trước đây của các doanh nghiệp, sự kiện về cơ chế vốn này cũng hỗ trợ các chủ doanh nghiệp tìm hiểu về việc kinh doanh theo triết lý phi truyền thống, mới mẻ và táo bạo.

Đồng thời, đây còn là một cộng đồng sinh thái của các doanh nghiệp có khao khát IPO và hợp tác đầu tư mạnh mẽ góp phần nâng cao vị thế quốc gia, hiện thực hóa việc xây dựng một nền tảng phát triển kinh tế Việt Nam bền vững.



Zalo