MÔ HÌNH KINH DOANH THEO CƠ CHẾ VỐN KHÁC GÌ VỚI CƠ CHẾ HIỆN TẠI DOANH NGHIỆP BẠN ĐANG ÁP DỤNG ?

05/06/2023
Tại sao Grab chỉ ra đời chưa đầy 10 năm đã tạo ra giá trị 40 tỷ USD? Họ đã làm như thế nào? Tại sao các công ty tại Việt Nam như: Vingroup, FLC, Vietjet, Vinagame, VNPAY, The Coffee House, Tiki,… Chỉ trong thời gian ngắn họ đã phát triển vượt bậc và trong số đó có nhiều công ty đã gia nhập cộng đồng UniCoin thế giới?

Tại sao Grab chỉ ra đời chưa đầy 10 năm đã tạo ra giá trị 40 tỷ USD? Họ đã làm như thế nào?

Tại sao các công ty tại Việt Nam như: Vingroup, FLC, Vietjet, Vinagame, VNPAY, The Coffee House, Tiki,… Chỉ trong thời gian ngắn họ đã phát triển vượt bậc và trong số đó có nhiều công ty đã gia nhập cộng đồng UniCoin thế giới?

Vượt qua khủng hoảng của đại dịch Covid-19 khiến hàng loạt doanh nghiệp lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Trong bối cảnh này, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động thay đổi mô hình kinh doanh để thích nghi với tình hình mới. Trong đó, mô hình cơ chế vốn đã, đang và sẽ là chiến lược, là lựa chọn tối ưu mà nhiều doanh nghiệp đang hướng đến.

(Nguồn: Ảnh mạng)

Cơ cấu vốn của doanh nghiệp hiện nay, chủ sở hữu chỉ chiếm khoảng 20 - 30% còn lại là vay tín dụng từ các ngân hàng thương mại, trong khi khu vực này lại thường không thể đáp ứng được nhu cầu vốn vay trung và dài hạn của doanh nghiệp.

Cơ cấu chưa hợp lý này chứa đựng nguy cơ rất lớn cho cả ngân hàng, doanh nghiệp và nền kinh tế, trong đó nguy cơ ở phía doanh nghiệp là phải vay với lãi suất cao, chi phí vốn lớn dẫn tới hiệu quả sinh lời thấp… Thêm vào đó, điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam là phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay ngân hàng. Trong khi đó thị trường tín dụng đang bị quá tải do vừa phải lo cung ứng nguồn vốn ngắn hạn, vừa phải lo cung ứng nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế và doanh nghiệp.

Đồng thời, tiềm lực của các ngân hàng Việt Nam còn hạn chế, để bảo đảm có nguồn vốn trung và dài hạn, các ngân hàng buộc phải đi vay nguồn vốn ngắn hạn, lấy nguồn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Điều này chứa đựng nguy cơ rất lớn cho cả ngân hàng, doanh nghiệp và nền kinh tế. Nguy cơ ở phía doanh nghiệp là ở khía cạnh phải vay lãi suất cao, chi phí vốn cao dẫn đến hiệu quả sinh lời thấp. Mặt khác việc phụ thuộc quá lớn vào nguồn vốn vay ngân hàng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của doanh nghiệp trong trường hợp nguồn vay bị hạn chế hoặc gián đoạn.

(Nguồn: Ảnh mạng)

Trên thế giới, sau ảnh hưởng của Covid-19, các doanh nghiệp có xu hướng tiếp cận các kênh huy động vốn phi ngân hàng như: Thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu và kể cả các kênh phi truyền thống khác như gọi vốn cộng đồng, gọi vốn thông qua tiền mã hóa…

Tại Việt Nam, theo các chuyên gia, muốn huy động nguồn vốn có hiệu quả, doanh nghiệp cần phải tập trung vào 4 giải pháp cụ thể: Xác định cơ cấu vốn tối ưu; Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn; Huy động vốn qua thị trường chứng khoán; Nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp. Trong đó, huy động vốn qua thị trường chứng khoán được xem là giải pháp tối ưu mang lại hiệu quả to lớn cho doanh nghiệp.

Việc sử dụng mô hình cơ chế vốn để thu hút vốn và nhà đầu tư, qua đó tăng trưởng theo cấp số nhân đã được các doanh nghiệp trên thế giới sử dụng từ lâu. Tại Việt Nam, tuy mô hình này khá mới mẻ với nhiều người song đã được vận dụng thành công tại nhiều doanh nghiệp lớn như Vingroup, Thế Giới Di Động, FLC, Vietjet, Vinagame… Trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam đang và sẽ tiếp tục tiến lên toàn cầu hóa, thêm vào đó, đại dịch Covid-19 như một tấm gương phản chiếu cho thấy đây chính là lúc các doanh nghiệp cần làm quen, tiếp cận và tiến tới mô hình kinh doanh mới mẻ này.

Đọc thêm tài liệu tại: https://mocafund.vn/sustainable/phat-trien-ben-vung



Zalo